DỰ THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA TCVN XXXX:2025 HỆ THỐNG TRUYỀN TIN BÁO SỰ CỐ
DỰ THẢO TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN XXXX:2025
HỆ THỐNG TRUYỀN TIN BÁO SỰ CỐ
Lời nói đầu: TCVN XXXX:2025 do Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy biên soạn, Bộ công an đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Tiêu chuẩn này tổng hợp các yêu cầu đối với cả thiết bị báo cháy (TCVN 7568-1 (ISO 7240-1), Hình 1, ký hiệu E) và thiết bị báo lỗi (TCVN 7568-1 (ISO 7240-1), Hình 1, ký hiệu J) vào trong một Hệ thống truyền tin báo sự cố.
Hệ thống truyền tin báo sự cố nhận các tín hiệu từ thiết bị kiểm soát và chỉ báo ((TCVN 7568-1 (ISO 7240-1), Hình 1, ký hiệu B) và gửi các tín hiệu báo động cháy đến điểm giám sát ((TCVN 7568-1 (ISO 7240-1), Hình 1, ký hiệu F) và các tín hiệu về lỗi đến điểm giám sát ((TCVN 7568-1 (ISO 7240-1), Hình 1, ký hiệu K). Các điểm giám sát có thể nằm trong cùng một vị trí hoặc ở những vị trí khác nhau.
Tiêu chuẩn này quy định các chức năng “bắt buộc” trang bị cho tất cả Hệ thống truyền tin báo sự cố trong phạm vi của tiêu chuẩn này cũng như các chức năng “mở rộng” và những yêu cầu liên quan đến chúng (nếu có).
Mỗi chức năng mở rộng được đưa vào như một thuộc tính riêng biệt với những yêu cầu liên quan riêng của nó để đảm bảo Hệ thống truyền tin báo sự cố cùng với các tổ hợp chức năng bắt buộc phù hợp với tiêu chuẩn này. Hệ thống truyền báo sự cố tuân theo tiêu chuẩn này phải đáp ứng được những yêu cầu của tất cả các chức năng bắt buộc cùng những yêu cầu của các chức năng mở rộng mà nó được trang bị (nếu có).
PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY - HỆ THỐNG TRUYỀN TIN BÁO SỰ CỐ
1. Phạm vi áp dụng, điều khoản loại trừ
- Tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu, các phương pháp thử và các chức năng đối với Hệ thống truyền tin báo sự cố để sử dụng trong hệ thống phát hiện cháy và báo động cháy.
- Các khoảng thời gian quy định trong tiêu chuẩn này liên quan đến internet sẽ không xét đến các trường hợp lỗi đường truyền do hạ tầng mạng, viễn thông gây ra.
- Tiêu chuẩn này không xét đến các trường hợp lỗi, hỏng, không hiển thị được thông tin cảnh báo của các thiết bị tại điểm giám sát (điện thoại, máy tính, …) được sử dụng để hiển thị cảnh báo.
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi bổ sung (nếu có).
TCVN 4255 (IEC 60529), Cấp bảo vệ bằng vỏ ngoài (mã IP).
TCVN 7568-1:2006 (ISO 7240-1:2005), Hệ thống báo cháy- Phần 1: Quy định chung và định nghĩa.
TCVN 7568-2:2013 (ISO 7240-2:2003), Hệ thống báo cháy- Phần 2: Trung tâm báo cháy. TCVN 7568-4:2013 (ISO 7240-4:2003), Hệ thống báo cháy - Phần 4: Thiết bị cấp nguồn.
TCVN 7568-14:2015 (ISO 7240-14:2013), Hệ thống báo cháy - Phần 14: Thiết kế, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các hệ thông báo cháy trong nhà và xung quanh tòa nhà.
TCVN 7568-21:2016 (ISO 7240-21:2005), Hệ thống báo cháy - Phần 21: Thiết bị định tuyến.
TCVN 7568-25:2023 (ISO 7240-25:2005), Hệ thống báo cháy - Phần 21: Các thành phần sử dụng kết nối bằng đường truyền vô tuyến.
TCVN 7699-1 (IEC 60068-1), Thử nghiệm môi trường - Phần 1: Quy định chung và hướng dẫn.
TCVN 7699-2-1 (IEC 60068-2-1), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-1: Các thử nghiệm - Thử nghiệm A: Lạnh.
TCVN 7699-2-6 (IEC 60068-2-6), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-6: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Fc: Rung (Hình Sin).
TCVN 7699-2-47 (IEC 60068-2-47), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-47: Thử nghiệm - Thử nghiệm - Lắp đặt mẫu để thử nghiệm rung, va chạm và lực động tương tự.
TCVN 7699-2-75 (IEC 60068-2-75), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-75: Các thử nghiệm. Thử nghiệm Eh: Thử nghiệm búa.
TCVN 7699-2-78 (IEC 60068-2-78), Thử nghiệm môi trường - Phần 2-78: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Cab: nóng ẩm, không đổi.
QCVN 117:2020/BTTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị đầu cuối thông tin di động mặt đất – phần truy nhập vô tuyến.
QCVN 86: 2019/BTTT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tương thích điện từ cho thiết bị đầu cuối và phụ trợ trong hệ thống thông tin di động.
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 7568-1:2006 (ISO 7240-1:2005) cùng những thuật ngữ và định nghĩa dưới đây.
3.1. Hệ thống truyền tin báo sự cố
Là Hệ thống tiếp nhận thông tin cảnh báo cháy, cảnh báo lỗi (nếu có) từ hệ thống, thiết bị báo cháy để cảnh báo đến điểm giám sát. Hệ thống truyền tin báo sự cố bao gồm các thành phần không tách dời, có tính tương thích và đồng bộ với nhau:
- Thiết bị truyền tin báo sự cố;
- Hệ thống trung tâm.
3.2. Thiết bị truyền tin báo sự cố (TBTTBSC)
Là thiết bị kết nối (hữu tuyến và/hoặc vô tuyến) với thiết bị ngoại vi, có chức năng giám sát, cảnh báo và gửi tín hiệu thay đổi trạng thái của thiết bị ngoại vi về Hệ thống trung tâm thông qua hạ tầng mạng, viễn thông.
3.3.Hệ thống trung tâm (HTTT)
Bao gồm phần cứng (máy chủ, các thiết bị liên quan), hệ điều hành, phần mềm, ứng dụng quản lý, thông qua hạ tầng mạng, viễn thông có chức năng tiếp nhận và xử lý tín hiệu từ TBTTBSC, sau đó hiển thị thông tin cảnh báo trên ứng dụng quản lý tại điểm giám sát.
3.4. Ứng dụng quản lý (ƯDQL)
Là ứng dụng web/app sử dụng trên điện thoại thông minh/máy tính có kết nối internet tại điểm giám sát, có chức năng hiển thị thông tin từ HTTT để quản lý TBTTBSC, cài đặt thông tin cảnh báo, hỗ trợ việc tiếp nhận, xử lý thông tin cảnh báo một cách đúng đắn.
3.5. Điểm giám sát
Là các cá nhân/bộ phận sử dụng Hệ thống truyền tin báo sự cố thông qua tài khoản truy cập ƯDQL.
3.6. Thiết bị ngoại vi
Là Trung tâm báo cháy và/hoặc các thiết bị báo cháy, phát hiện cháy, nút bấm báo cháy khẩn cấp.
3.7. Trạng thái chức năng
Các trạng thái chức năng được công nhận và bắt buộc trong tiêu chuẩn này bao gồm:
- Trạng thái “sự cố”, khi một tín hiệu sự cố từ thiết bị ngoại vi xuất hiện;
- Trạng thái “lỗi”, khi một tín hiệu lỗi của TBTTBSC xuất hiện;
- Trạng thái “kết nối”, khi mất tín hiệu kết nối của một hoặc nhiều kênh kết nối với HTTT;
- Trạng thái “kiểm tra”, khi chức năng kiểm tra trên TBTTBSC được kích hoạt;
- Trạng thái “tĩnh”, khi TBTTBSC đang hoạt động mà không có trạng thái chức năng nào (sự cố, lỗi, kiểm tra, kết nối) được hiển thị.
Các trạng thái chức năng được nhận biết bởi sự hiển thị thông qua đèn, còi và/hoặc màn hình (nếu có) tại TBTTBSC và trên ƯDQL thông qua chỉ thị bằng chữ và/hoặc số, mầu sắc (nếu có).
3.8. Đèn báo và thông tin cung cấp của đèn báo tại TBTTBSC
Sự thay đổi trạng thái của đèn báo để chỉ thị trạng thái tương ứng của TBTTBSC. Thông tin mà đèn báo đưa ra phù hợp với trạng thái tương ứng của TBTTBSC.
3.9. Còi báo và thông tin cung cấp của còi báo tại TBGSCB (nếu có)
Sự thay đổi trạng thái của còi báo để chỉ thị trạng thái tương ứng của TBTTBSC. Thông tin mà còi báo đưa ra phù hợp với trạng thái tương ứng của TBTTBSC.
3.10. Tín hiệu sự cố
Là khi TBTTBSC nhận được tín hiệu sự cố thiết bị ngoại vi. Tín hiệu sự cố bao gồm:
- Tín hiệu báo cháy từ thiết bị ngoại vi (bắt buộc);
- Tín hiệu báo lỗi từ thiết bị ngoại vi (nếu có);
- Tín hiệu báo thay đổi trạng thái cần giám sát từ thiết bị ngoại vi (nếu có);
3.11. Báo cháy giả
Là khi TBTTBSC nhận được tín hiệu báo cháy từ thiết bị ngoại vi nhưng không sảy ra cháy tại khu vực bảo vệ.
3.12. Báo lỗi
Là khi TBTTBSC xuất hiện lỗi. Các lỗi bao gồm:
Lỗi nguồn điện chính (bắt buộc); Lỗi nguồn dự phòng (bắt buộc);
Nhiệt độ thiết bị > 50 độ C (bắt buộc); Mất kết nối (bắt buộc);
Lỗi khác (nếu có).
3.13. Tín hiệu kiểm tra
Là tín hiệu xuất hiện khi chức năng kiểm tra của TBTTBSC được kích hoạt nhằm phát hiện tình trạng lỗi giữa các thành phần của Hệ thống truyền tin báo sự cố.
3.14. Tín hiệu kết nối
Là tín hiệu có chức năng xác định tình trạng kết nối giữa TBTTBSC với HTTT.
3.15. Mô đun kết nối và kênh kết nối
Mô đun kết nối là bộ phận trong TBTTBSC có chức năng tạo kênh kết nối để truyền, nhận tín hiệu với HTTT, bao gồm các kết nối hữu tuyến và/hoặc vô tuyến như: mạng LAN/WAN; 2/3/4/5G; Lora; …
Kênh kết nối được hình thành từ một mô đun kết nối với HTTT. Ví dụ: kênh kết nối 2/4G được tạo ra từ mô đun 2/4G; kênh kết nối Lora được tạo ra từ mô đun Lora; …
3.16. Thông tin cảnh báo
Là kết quả xử lý tín hiệu sự cố, lỗi tại TBTTBSC (nếu có) và gửi đến điểm giám sát và/hoặc là kết quả xử lý của HTTT khi nhận được các tín hiệu do TBTTBSC truyền về, sau đó hiển thị trên ƯDQL tại điểm giám sát.
3.17. Cảnh báo và chỉ thị cảnh báo tại TBTTBSC
- Cảnh báo tại TBTTBSC là chỉ thị phân biệt các trạng thái của TBTTBSC.
- Chỉ thị cảnh báo tại TBTTBSC là thông tin phân biệt, nhận biết được thông qua hiển thị bằng đèn và/hoặc bằng còi và/hoặc màn hình gắn trên TBTTBSC (nếu có).
- Các cảnh báo và chỉ thị cảnh báo tại TBTTBSC được công nhận và bắt buộc trong tài liệu này bao gồm các trạng thái chức năng quy định tại mục 3.7 tiêu chuẩn này.
3.18. Cảnh báo và chỉ thị cảnh báo tại điểm giám sát
Cảnh báo tại điểm giám sát là khi thông tin cảnh báo được gửi trực tiếp từ TBTTBSC (nếu có) và/hoặc được gửi từ HTTT thông qua ƯDQL tại điểm giám sát, được nhận biết bằng âm thanh và/hoặc rung động (nếu có).
Chỉ thị cảnh báo tại điểm giám sát là các thông tin cảnh báo phân biệt, nhận biết được nội dung chi tiết và hiển thị chính xác trên Điện thoại, Điện thoại thông minh và/hoặc máy tính truy cập internet.
3.19. Cửa sổ thông tin
Là một phần hoặc toàn bộ màn hình chữ - số, mầu sắc (nếu có) được sử dụng để hiển thị một cách chi tiết thông tin cảnh báo trên TBTTBSC và/hoặc trên ƯDQL về một trạng thái chức năng của TBTTBSC ở một thời điểm nhất định.
3.20. Mức độ truy cập
Là việc chọn, sử dụng hoặc thay đổi trạng thái, chức năng của Hệ thống truyền tin báo sự cố thông qua các hình thức:
- Quan sát: Các hiện thị trạng thái nhìn được và/hoặc nghe được (nếu có);
- Vận hành bằng thủ công: Tương tác với các nút điều khiển (nếu có);
- Vận hành bằng thiết bị chuyên dụng: sử dụng các thiết bị chuyên dụng. Chú thích: Xem phụ lục I
3.21. Điểm đấu nối
Là điểm đấu nối trên TBTTBSC được dùng để kết nối phù hợp với điểm đấu nối trên thiết bị ngoại vi nhằm tiếp nhận tín hiệu sự cố.
3.22. Chức năng vận hành
Chức năng có tác dụng tạm thời trong quá trình vận hành bằng cách điều khiển thủ công và có thể tự động kết thúc hoặc chỉ kết thúc khi can thiệp bằng thủ công.
3.23. Nhà sản xuất
Trong phạm vi tiêu chuẩn này, nhà sản xuất được hiểu là đơn vị sản xuất, sở hữu hệ thống truyền tin báo sự cố. Tiêu chuẩn này không cố ý hạn chế các đơn vị sản xuất, sở hữu từng phần của hệ thống truyền tin báo sự cố (ví dụ: đơn vị sản xuất thiết bị truyền tin báo sự cố, đơn vị sản xuất phần mềm trung tâm, đơn vị cung cấp máy chủ, …) và/hoặc việc chuyển nhượng, vận hành một phần hay toàn bộ hệ thống truyền tin báo sự cố. Tuy nhiên, nhà sản xuất theo tiêu chuẩn này sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng đối với hệ thống truyền tin báo sự cố.
4. Quy định chung
Nếu có những chức năng khác được cung cấp thêm, ngoài các chức năng được quy định trong tiêu chuẩn này thì những chức năng được cung cấp thêm đó phải đảm bảo không phá vỡ sự tương thích với bất kỳ yêu cầu nào của tiêu chuẩn này. Đồng thời chức năng đó phải đáp ứng mọi yêu cầu tương ứng đối với nó theo quy định của nước sở tại (nếu có).
5. Thiết bị truyền tin báo sự cố (TBTTBSC)
5.1. Yêu cầu chung
Là thiết bị thuộc lĩnh vực cảnh báo an ninh an toàn. Vì vậy, TBTTBSC cần thỏa mãn các yêu cầu như sau:
- TBTTBSC phải có độ bền, độ ổn định, độ tin cậy, an toàn, chống nhiễu cao.
- TBTTBSC phải phù hợp và không xung đột với hệ thống phát hiện cháy và báo cháy.
- TBTTBSC phải có cơ chế hoạt động dự phòng (nguồn điện dự phòng, kênh truyền tin dự phòng).
- TBTTBSC phải có các chức năng hỗ trợ người dùng lọc, phân loại báo giả đồng bộ với HTTT.
- TBTTBSC phải đáp ứng các quy định hiện hành của Bộ Thông tin và truyền thông về thiết bị đầu cuối viễn thông.
5.2 Quy định chung đối với các hiển thị tại TBTTBSC
Khi xử lý các tín hiệu, TBTTBSC và/hoặc HTTT, ƯDQL phải đảm bảo tính ưu tiên cao nhất cho hiển thị trạng thái sự cố, thông tin cảnh báo sự cố. Trong các thông tin sự cố thì thông tin cảnh báo sự cố cháy được ưu tiên cao nhất.
5.2.1. Hiển thị các trạng thái chức năng tại TBTTBSC
5.2.1.1. TBTTBSC phải có khả năng hiển thị tường minh những trạng thái chức năng sau.
- Trạng thái tĩnh;
- Trạng thái sự cố;
- Trạng thái lỗi;
- Trạng thái kiểm tra;
- Trạng thái kết nối.
5.2.1.2. TBTTBSC phải có khả năng duy trì một cách đồng thời một tổ hợp trạng thái trong những trong những tổ hợp trạng thái sau:
- Trạng thái sự cố và/hoặc trạng thái lỗi và/hoặc trạng thái kết nối;
- Trạng thái lỗi và/hoặc trạng thái kiểm tra và/hoặc trạng thái kết nối.
5.2.1.3. Hiển thị các trạng thái tại TBTTBSC
- Tất cả các hiển thị trạng thái bắt buộc, phải được phân biệt một cách rõ ràng, ngoại trừ được quy định ở những phần khác khác trong tiêu chuẩn này.
- Khi sử dụng một màn hình chữ-số để hiển thị các trạng thái (nếu có), liên quan đến những trạng thái chức năng khác nhau, thì chúng có thể được hiển thị cùng một thời điểm.
Tuy nhiên, chỉ cho phép 1 cửa sổ, trong đó hiển thị gộp tất cả các trường liên quan của trạng thái chức năng đó.
5.3. Trạng thái tĩnh
Tại TBTTBSC, mọi dạng thông tin đều có thể được hiển thị ở trạng thái tĩnh. Tuy nhiên, không có hiển thị nào có thể gây nhầm lẫn với các hiển thị sau đây:
- Trạng thái sự cố;
- Trạng thái lỗi;
- Trạng thái kiểm tra;
- Trạng thái kết nối.
5.4. Trạng thái sự cố
5.4.1. Ngay khi nhận được tín hiệu sự cố từ thiết bị ngoại vi, TBTTBSC phải hiển thị trạng thái sự cố và/hoặc trực tiếp gửi thông tin cảnh báo đến điểm giám sát (nếu có) và gửi tín hiệu sự cố về HTTT. Trạng thái sự cố tại TBTTBSC phải được hiển thị trong khoảng thời gian ≤02s tính từ thời điểm TBTTBSC tiếp nhận được tín hiệu sự cố từ thiết bị ngoại vi.
5.4.2. Các hiển thị và/hoặc dạng đầu ra (nếu có) tại TBTTBSC không bị nhiễu loạn bởi tình trạng đa tín hiệu sự cố nhận được đồng thời từ một hoặc nhiều thiết bị ngoại vi.
5.4.3. Thời gian để TBTTBSC gửi thông tin cảnh báo trực tiếp (nếu có) đến đến điểm giám sát phải ≤60s tính từ thời điểm TBTTBSC nhận được tín hiệu sự cố từ thiết bị ngoại vi.
5.4.4. Thời gian để TBTTBSC gửi tín hiệu sự cố về HTTT, từ đó gửi thông tin cảnh báo trên ƯDQL tại điểm giám sát phải ≤10s tính từ thời điểm TBTTBSC nhận được tín hiệu sự cố từ thiết bị ngoại vi.
5.4.5. Trạng thái sự cố được hiển thị tại TBTTBSC bằng một đèn tín hiệu riêng, âm thanh riêng và/hoặc một trường trên màn hình chữ-số (nếu có).
5.4.6. Hiển thị của đèn/còi trong trạng thái sự cố tại TBTTBSC:
- Khi trạng thái sự cố được kích hoạt tại TBTTBSC:
+ Đèn sự cố chớp sáng theo chu kỳ 1s/lần;
+ Còi kêu theo chu kỳ 1s/lần.
- Khi tín hiệu sự cố được TBTTBSC gửi về HTTT thành công:
+ Đèn sự cố sáng liên tục;
+ Còi buzz kêu liên tục.
5.4.7. Mọi hiển thị trạng thái khác (nếu có) tại TBTTBSC không được gây sự nhầm lẫn hoặc được loại bỏ trong trạng thái sự cố, có thể phát hiện ra những hiển thị đó trên ƯDQL và/hoặc tại TBTTBSC sau khi kết thúc trạng thái sự cố (nếu còn).
5.4.8. TBTTBSC phải tự động kết thúc trạng thái sự cố để sẵn sàng hiển thị sự cố mới ngay khi trạng thái sự cố hiện tại được đặt lại trên thiết bị ngoại vi mà không yêu cầu bất kì sự can thiệp thủ công nào tại TBTTBSC trong khoảng thời gian ≤02s.
5.4.9. Trường hợp sự cố được kích hoạt từ nút bấm có chức năng báo cháy (nếu có) thì sự cố đó phải kết thúc trong khoảng thời gian ≤02s kể từ thời điểm đặt lại bằng thủ công trên chính nút bấm đó.
5.5. Trạng thái lỗi
5.5.1. Ngay khi xuất hiện lỗi, TBTTBSC phải hiển thị trạng thái lỗi tại TBTTBSC và gửi tín hiệu lỗi về HTTT. Trạng thái lỗi tại TBTTBSC phải được hiển thị trong thời gian ≤60s tính từ thời điểm TBTTBSC xuất hiện lỗi.
5.5.2. Các hiển thị và/hoặc dạng đầu ra (nếu có) không bị loạn bởi tình trạng đa tín hiệu lỗi đồng thời tại TBTTBSC.
5.5.3. Thời gian để TBTTBSC gửi tín hiệu lỗi về HTTT ≤300s tính từ thời điểm TBTTBSC xuất hiện lỗi.
5.5.4. Trạng thái lỗi tại TBTTBSC được hiển thị bằng một đèn tín hiệu riêng, âm thanh riêng và/hoặc một trường trên màn hình chữ-số (nếu có).
5.5.5. Hiển thị của đèn/còi trong trạng thái lỗi:
- Khi trạng thái lỗi được kích hoạt tại TBTTBSC:
+ Đèn báo lỗi sáng liên tục;
+ Còi buzz (nếu có) kêu theo chu kỳ 3s/lần.
5.5.6. Nếu các lỗi được hiển thị tại TBTTBSC bằng một đèn tín hiệu chung và/hoặc đèn riêng (nếu có) thì những hiển thị đó không được gây sự hiểu lầm với trạng thái sự cố.
5.5.7. TBTTBSC phải tự động kết thúc trạng thái lỗi ngay khi phát hiện không còn lỗi để sẵn sàng hiển thị lỗi mới mà không yêu cầu bất kì sự can thiệp thủ công nào tại TBTTBSC trong khoảng thời gian ≤02s kể từ thời điểm TBTTBSC hết lỗi.
5.6. Trạng thái kiểm tra
5.6.1. TBTTBSC phải hiển thị trạng thái kiểm tra và gửi tín hiệu kiểm tra về HTTT ngay khi chức năng kiểm tra tại TBTTBSC được kích hoạt. Trạng thái kiểm tra tại TBTTBSC phải được hiển thị trong thời gian ≤02s tính từ thời điểm chức năng kiểm tra được kích hoạt.
5.6.2. Ở trạng thái kiểm tra, các chỉ báo và/hoặc dạng đầu ra bắt buộc không được bị loạn bởi tình trạng đa tín hiệu đồng thời mà TBTTBSC nhận được từ một thiết bị ngoại vi và/hoặc nhiều thiết bị ngoại vi.
5.6.3. Trạng thái kiểm tra được hiển thị tại TBTTBSC bằng một đèn tín hiệu riêng, âm thanh riêng và/hoặc một trường trên màn hình chữ-số (nếu có).
5.6.4. Nếu các tín hiệu sự cố được hiển thị trong trạng thái kiểm tra, không được gây hiểu lầm với trạng thái kiểm tra.
5.6.5. Kể từ thời điểm kích hoạt chức năng kiểm tra, TBTTBSC phải tự động kết thúc trạng thái kiểm tra trong khoảng thời gian ≤60s một cách tự động mà không cần bất cứ sự can thiệp thủ công nào.
5.7. Trạng thái kết nối
5.7.1. Tín hiệu kết nối được TBTTBSC gửi theo chu kỳ ≤300s về HTTT. Ngay khi TBGSCB không nhận được tín hiệu phản hồi kết nối từ HTTT, TBTTBSC phải hiển thị được trạng thái mất kết nối một và/hoặc nhiều kênh kết nối tại TBTTBSC.
5.7.2. Các hiển thị và/hoặc dạng đầu ra (nếu có) tại TBTTBSC không bị nhiễu loạn bởi tình trạng đa tín hiệu mất kết nối được đồng thời từ một hay nhiều kênh kết nối.
5.7.3. TBTTBSC phải có ít nhất hai mô đun kênh kết nối độc lập, tạo ra hai kênh kết nối với HTTT.
5.7.4. Trạng thái mất kết nối của một hay nhiều kênh kết nối tại TBTTBSC phải được hiển thị trong thời gian ≤300s tính từ thời điểm xuất hiện mất kết nối.
5.7.5. Trạng thái kết nối tại TBTTBSC được hiển thị bằng một đèn tín hiệu riêng và/hoặc âm thanh riêng (nếu có) và/hoặc một trường trên màn hình chữ-số (nếu có).
5.7.6. Hiển thị của đèn/còi trong trạng thái mất kết nối:
- Khi tất cả các kênh kết nối bị mất kết nối:
+ Đèn kết nối sáng liên tục;
+ Còi buzz kêu theo chu kỳ 2s/lần (nếu có).
- Khi một trong hai kênh kết nối bị mất kết nối:
+ Đèn kết nối chớp theo chu kỳ 1s/lần;
+ Còi buzz kêu theo trạng thái lỗi (nếu có).
Chú ý: Trường hợp số kênh kết nối nhiều hơn 02 kênh, khi đó nhà sản xuất phải công bố thứ tự kênh kết nối ưu tiên và chỉ thị của đèn kết nối (khi dùng chung đèn) nhằm đảm bảo trạng thái kết nối phải phân biệt được theo từng kênh mất kết nối.
5.7.7. Mọi hiển thị trạng thái khác (nếu có) không được gây sự nhầm lẫn với trạng thái mất kết nối của một hay nhiều kênh mất kết nối tại TBTTBSC.
5.7.8. Đặt lại từ trạng thái kết nối
TBTTBSC phải tự động kết thúc trạng thái mất kết nối ngay khi có tín hiệu kết nối mà không yêu cầu bất kì sự can thiệp thủ công nào tại TBTTBSC trong khoảng thời gian
≤10s kể từ thời điểm TBTTBSC kết thúc trạng thái mất kết nối.
6. Hệ thống trung tâm (HTTT)
6.1. Yêu cầu chung
- Các thành phần, bộ phận trong HTTT bao gồm phần cứng, hệ điều hành, phần mềm, ƯDQL phải có tính tương thích, đồng bộ;
- HTTT phải được đặt tại các địa điểm đảm bảo an ninh, an toàn, có dự phòng (máy chủ, nguồn điện, đường truyền, nhiệt độ, độ ẩm, …) đạt chuẩn ≥Tier3 hoặc tương đương;
- HTTT phải được thiết kế dạng mô đun, việc lỗi, hỏng một mô đun không làm ảnh hưởng đến chức năng của mô đun khác và phải có chức năng tự phát hiện các mô đun lỗi, hỏng. HTTT dự phòng phải sẵn sàng hoạt động khi HTTT hiện tại lỗi, hỏng;
- HTTT phải đủ lớn để quản lý thông tin, lưu trữ dữ liệu về các trạng thái và các thông tin khác liên quan đến các TBTTBSC và người dùng trên hệ thống ít nhất 18 tháng. Việc tra cứu thông tin và/hoặc khi người dùng thay đổi thông tin trên HTTT thông qua ƯDQL phải có hiệu lực trong khoảng thời gian ≤10s;
- HTTT phải cung cấp chức năng hỗ trợ xử lý, phân loại, báo cháy giả;
- Các chức năng của HTTT phải đồng bộ với TBTTBSC, ƯDQL phải cung cấp các chức năng để giám sát mọi trạng thái của TBTTBSC; thời gian tiếp nhận, xử lý tín hiệu của HTTT và hiển thị trên ƯDQL tại điểm giám sát phải ≤10s tính từ thời điểm TBTTBSC gửi tín hiệu.
- HTTT phải có khả năng tích hợp với hệ thống khác. Trong trường hợp đó, HTTT phải tuân thủ và đáp ứng quy định về an ninh, bảo mật của chính HTTT và hệ thống khác (nếu có). Giao tiếp giữa HTTT với TBTTBSC phải được mã hóa, xác thực.
6.2 Quy định chung đối với các hiển thị trên ƯDQL tại điểm giám sát
Khi hiển thị các thông tin, ƯDQL phải đảm bảo tính ưu tiên cao nhất cho hiển thị trạng thái sự cố, thông tin cảnh báo sự cố. Trong các thông tin sự cố thì thông tin cảnh báo sự cố cháy được ưu tiên cao nhất.
6.2.1. Hiển thị các trạng thái chức năng trên ƯDQL tại điểm giám sát
6.2.1.1. ƯDQL phải có khả năng hiển thị tường minh những trạng thái chức năng sau.
- Trạng thái tĩnh;
- Trạng thái sự cố;
- Trạng thái lỗi;
- Trạng thái kiểm tra;
- Trạng thái kết nối.
6.2.1.2. ƯDQL phải có khả năng hiển thị, duy trì một cách đồng thời một tổ hợp trạng thái trong những trong những tổ hợp trạng thái sau:
- Trạng thái lỗi và/hoặc trạng thái kết nối;
- Trạng thái lỗi và/hoặc trạng thái kiểm tra;
- Trạng thái lỗi và/hoặc trạng thái kiểm tra và/hoặc trạng thái kết nối. Chú ý:
- Trong các tổ hợp trạng thái bắt buộc, ưu tiên hiển thị, duy trì trạng thái kết nối.
- Trạng thái sự cố phải được duy trì và hiển thị độc lập trên ƯDQL.
6.2.1.3. Khi sử dụng một màn hình chung để hiển thị các trạng thái (nếu có), liên quan đến những trạng thái chức năng khác nhau, thì chúng có thể được hiển thị cùng một thời điểm. Tuy nhiên, chỉ cho phép 1 cửa sổ chi tiết, trong đó hiển thị gộp tất cả các trường liên quan của trạng thái chức năng đó.
6.2.2. Hiển thị các chỉ thị cảnh báo trên ƯDQL tại điểm giám sát
6.2.2.1. ƯDQL phải hiển thị tường minh trạng thái và các chỉ thị cảnh báo sau:
- Chỉ thị cảnh báo cháy;
- Chỉ thị cảnh báo lỗi nguồn điện chính;
- Chỉ thị cảnh báo lỗi nguồn dự phòng;
- Chỉ thị cảnh báo nhiệt độ thiết bị > 50 độ C;
- Chỉ thị cảnh báo kiểm tra;
- Chỉ thị cảnh báo mất kết nối với một kênh và/hoặc nhiều kênh kết nối;
- Chỉ thị trạng thái tĩnh của TBTTBSC;
6.2.2.2. Các thông tin phải có trong chỉ thị cảnh báo bao gồm:
- Loại chỉ thị cảnh báo như mục 6.2.2.1 tài liệu này;
- Tên TBTTBSC (imei); vị trí lắp đặt;
- Tên thiết bị ngoại vi (nếu có): Trung tâm báo cháy, nút bấm khẩn cấp báo cháy, cảm biến cháy, …
- Vùng/khu vực báo cháy (nếu có): mô tả vùng, khu vực có cảnh báo;
- Tên, địa chỉ cơ sở lắp TBTTBSC;
- Thời gian cảnh báo: giây/phút/giờ/ngày/tháng/năm;
- Các số điện thoại tiếp nhận cảnh báo và tên người dùng tương ứng.
6.3. Hiển thị trạng thái tĩnh trên ƯDQL tại điểm giám sát
Trên ƯDQL, mọi dạng thông tin đều có thể được hiển thị ở trạng thái tĩnh. Tuy nhiên, không có hiển thị nào có thể gây nhầm lẫn với các hiển thị sau đây:
- Trạng thái sự cố;
- Trạng thái lỗi;
- Trạng thái kiểm tra;
- Trạng thái kết nối.
6.4. Trạng thái sự cố trên ƯDQL tại điểm giám sát
6.4.1. Thông tin cảnh báo sự cố trên ƯDQL tại điểm giám sát được chỉ thị bằng chữ, âm thanh và/hoặc rung động (nếu có).
6.4.2. Hiển thị thông tin cảnh báo sự cố trên ƯDQL:
- Mỗi một sự cố được hiển thị bởi một cửa sổ thông tin riêng cho sự cố đó, nội dung sự cố phải tuân thủ theo mục 6.2.2. tiêu chuẩn này.
- Thứ tự sự cố cùng loại được hiển thị theo thời gian, sự cố trước, hiển thị trước. Trường hợp có nhiều loại sự cố tại một thời điểm, thì sự cố cháy được hiển thị trước.
6.4.3. Mọi hiển thị cảnh báo khác (nếu có) trên ƯDQL phải được loại bỏ trong chỉ thị sự cố và có thể phát hiện ra những hiển thị đó trên ƯDQL sau khi kết thúc trạng thái sự cố.
6.4.4. Các thông tin cảnh báo sự cố hiện tại trên ƯDQL chỉ kết thúc khi một trong các điểm giám sát liên quan đã tiếp nhận và xử lý thông tin cảnh báo sự cố hiện tại một cách đúng đắn. ƯDQL chỉ sẵn sàng hiển thị thông tin cảnh báo sự cố mới từ cùng loại cảnh báo sự cố, của cùng thiết bị ngoại vi khi thông tin cảnh báo sự cố hiện tại đã được kết thúc đúng quy trình.
6.5. Trạng thái lỗi trên ƯDQL tại điểm giám sát
6.5.1. Cảnh báo lỗi trên ƯDQL tại điểm giám sát được chỉ thị bằng chữ và/hoặc âm thanh và/hoặc rung động (nếu có).
6.5.2. Thông tin cảnh báo lỗi được hiển thị bởi một cửa sổ chung hoặc riêng theo thứ tự lỗi trước hiển thị trước, nội dung lỗi phải tuân thủ theo mục 6.2.2. tiêu chuẩn này.
6.5.3. Mọi hiển thị lỗi trên ƯDQL phải được loại bỏ trong hiển thị sự cố và có thể phát hiện ra những hiển thị đó trên ƯDQL sau khi kết thúc trạng thái sự cố.
6.5.4. ƯDQL phải tự động kết thúc trạng thái lỗi mà không yêu cầu bất kì sự can thiệp bằng thủ công nào trong khoảng thời gian 90s kể từ thời điểm TBTTBSC phát hiện không còn lỗi.
6.6. Trạng thái kiểm tra trên ƯDQL tại điểm giám sát
6.6.1. Cảnh báo kiểm tra trên ƯDQL tại điểm giám sát được chỉ thị bằng chữ và/hoặc âm thanh và/hoặc rung động (nếu có) trong khoảng thời gian ≤10s tính từ thời điểm chức năng kiểm tra được kích hoạt.
6.6.2. Thông tin cảnh báo kiểm tra được hiển thị bởi một cửa sổ thông tin riêng.
6.6.3. Nếu có tín hiệu sự cố được hiển thị trong trạng thái kiểm tra, các tín hiệu đó không được gây nhầm lẫn với tín hiệu kiểm tra và được phân loại là tín hiệu kiểm tra thiết bị ngoại vi tương ứng.
6.6.4. ƯDQL phải tự động kết thúc chỉ thị kiểm tra trong khoảng thời gian ≤ 60s kể từ thời điểm HTTT nhận được tín hiệu kiểm tra từ TBTTBSC hoặc có thể kết thúc sớm hơn bằng sự can thiệp thủ công trên ƯDQL.
6.7. Trạng thái kết nối trên ƯDQL tại điểm giám sát
6.7.1. Thông tin cảnh báo mất kết nối của một hay nhiều kênh kết nối phải được hiển thị trong khoảng thời gian 90s trên ƯDQL tại điểm giám sát tính từ thời điểm TBTTBSC hiển thị trạng thái mất kết nối.
6.7.2. Cảnh báo mất kết nối trên ƯDQL tại điểm giám sát được chỉ thị bằng chữ và/hoặc âm thanh và/hoặc rung động (nếu có).
6.7.3. Thông tin cảnh báo mất kết nối được hiển thị bởi một cửa sổ thông tin chung hoặc riêng (nếu có), nội dung phải tuân thủ theo mục 6.2.2 tiêu chuẩn này.
6.7.4. Mọi hiển thị trạng thái khác (nếu có) không được gây sự nhầm lẫn với trạng thái mất kết nối của một hay nhiều kênh mất kết nối trên ƯDQL.
6.7.5. ƯDQL phải tự động kết thúc trạng thái mất kết nối ngay khi có tín hiệu kết nối mà không yêu cầu bất kì sự can thiệp thủ công nào trong khoảng thời gian 90s kể từ thời điểm TBTTBSC kết thúc trạng thái mất kết nối.
6.8. Các chức năng khác
6.8.1 Chức năng tự phát hiện lỗi
Các lỗi (nếu có) của từng bộ phận/mô đun (khối) chức năng trong HTTT phải được phát hiện trong khoảng thời gian ≤05s, HTTT dự phòng phải sẵn sàng hoạt động trong khoảng thời gian ≤05s tiếp theo, đồng thời cảnh báo đến người quản trị hệ thống trong khoảng thời gian ≤60s kể từ thời điểm phát hiện lỗi, hỏng.
6.8.2 Chức năng cài đặt thông tin nhận cảnh báo trên ƯDQL
- Thông tin nhận cảnh báo bao gồm số điện thoại nhận cảnh báo và họ tên người nhận cảnh báo. Đối với mỗi TBTTBSC, HTTT phải cho phép nhập ít nhất 02 số điện thoại và họ tên người nhận tương ứng để nhận thông tin cảnh báo.
- Thông tin nhận cảnh báo từ mỗi TBTTBSC được nhập trên ƯDQL thiết bị đó.
- Người dùng, sử dụng HTTT trên ƯDQL để quản lý TBTTBSC có quyền thay đổi thông tin nhận cảnh báo và chịu trách nhiệm về việc thay đổi này. Thời gian chấp hành thay đổi thông tin nhận cảnh báo ≤ 10s.
6.8.3 Chức năng cài đặt thông tin cảnh báo trên ƯDQL
- HTTT phải cung cấp chức năng cài đặt thông tin cảnh báo được mô tả trong mục 6.2.2 bằng một cửa sổ riêng, được thao tác bởi một quyền đặc biệt đối với cảnh báo sự cố cháy (ví dụ: chỉ đơn vị cung cấp dịch vụ) nhằm kiểm soát thông tin một cách chính xác, kịp thời. Mọi thông tin thay đổi (nếu có) được người dùng yêu cầu và/hoặc thực hiện theo một quy định riêng và phải được kiểm soát.
- Thông tin cảnh báo được mô tả trong mục 6.2.2 phải được lưu trữ. Thông tin lưu trữ được sắp xếp theo thứ tự thời gian và có cơ chế lọc, tìm kiếm theo các thông tin lưu trữ.
6.8.4. Chức năng lịch sử cảnh báo và thông tin sự cố
- Người dùng có thể xem lại toàn bộ lịch sử cảnh báo và thông tin các sự cố hoặc xem thông tin chi tiết từng sự cố trên ƯDQL bởi một cửa sổ riêng thông qua chế độ lọc tìm theo thời gian và/hoặc lọc theo loại sự cố và/hoặc lọc theo TBTTBSC, theo địa chỉ trong trường hợp có nhiều TBTTBSC.
- Toàn bộ quá trình xử lý thông tin sự cố phải được lưu vết với đầy đủ các thông tin tương ứng với mỗi chức năng liên quan đến điểm giám sát (tên tài khoản), thời gian (giờ, phút, giây, ngày, tháng, năm), khu vực sự cố, nguyên nhân sự cố, …
6.8.5. Chức năng lịch sử trạng thái
Lịch sử trạng thái (lỗi, kiểm tra, kết nối) có thể được hiển thị bằng cửa sổ thông tin riêng hoặc cửa sổ chung. Người dùng có thể xem lại toàn bộ các trạng thái hoặc chi tiết từng loại trạng thái (lỗi, kiểm tra, kết nối) trên ƯDQL thông qua chế độ lọc theo thời gian và/hoặc lọc theo loại trạng thái và/hoặc lọc theo TBTTBSC, theo địa chỉ trong trường hợp có nhiều TBTTBSC.
6.8.6. Chức năng định vị điểm cảnh báo cháy (nếu có)
Vị trí của TBTTBSC phải được định vị trên bản đồ số và hiển thị trên ƯDQL tại điểm giám sát khi có cảnh báo cháy trong khoảng thời gian ≤ 10s kể từ thời điểm TBTTBSC xuất hiện trạng thái sự cố.
Người dùng có thể xem vị trí của TBTTBSC thông qua thao tác bằng thủ công trên ƯDQL.
6.8.7. Chức năng xuất file sự cố
- HTTT phải cung cấp chức năng xuất các thông tin lưu trữ sự cố sang dạng file phù hợp với một và/hoặc các phần mềm soạn thảo văn bản thông dụng được quy định của nước sở tại. Thời gian chấp hành chức năng xuất file ≤ 10s tính từ thời điểm kích hoạt chức năng xuất file.
- Các thông tin phải được in và/hoặc xuất file dưới dạng tiếng việt có dấu và/hoặc tiếng Anh (nếu có).
- Nội dung xuất file sự cố quy định tại phụ lục II.
7. Các yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt TBTTBSC
7.1. Yêu cầu chung và công bố của nhà sản xuất
TBTTBSC phải phù hợp với các yêu cầu thiết kế của tiêu chuẩn này đối với các công nghệ liên quan được sử dụng.
Để hỗ trợ cho quá trình thẩm định, nhà sản xuất phải công bố bằng văn bản:
a) Các linh kiện/mô đun đã được lựa chọn cho mục đích xác định trước, được vận hành trong phạm vi chỉ tiêu kỹ thuật của nó nếu các điều kiện môi trường bên ngoài vỏ bọc của TBGSCB trong phạm vi thử nghiệm vận hành tiêu chuẩn này quy định.
b) TBTTBSC đã được sản xuất phù hợp với một hệ thống quản lý chất lượng có tích hợp một tập hợp các nguyên tắc (ví dụ như ISO 9001);
Nguồn: https://pccc.vn/wp-content/uploads/2024/10/DU-THAO-1-TCVN-PCCC-He-thong-truyen-tin-bao-su-co.pdf
Hotline : 0978.848.284 - Link đặt hàng: https://shopviettech.com/gio-hang.html
Viettech là đơn vị cung cấp, tư vấn, thi công và giám sát các giải pháp nhà thông minh, các thiết bị điều khiển iOT cố định - di động, camera giám sát, thiết bị đường truyền, lưu trữ... của các hãng có uy tín và thương hiệu trên thế giới, hiện nay được chúng tôi tích hợp cho từng dự án. Các giải pháp thông minh của chúng tôi:
- Giải pháp truyền tin báo sự cố cho Tòa nhà, văn phòng, Nhà xưởng, Nhà máy...
- Giái pháp Loa truyền thanh không dây xã phường, văn phòng, nhà xưởng, tòa nhà...
- Giải pháp Fibaro với công nghệ Z-wave tiên tiến của Châu Âu dành cho dự án lâu đài, biệt cao cấp
- Giải pháp nhà thông minh với công nghệ KNX của Châu Âu dành cho dự án biệt thự và chung cư cao cấp
- Giải pháp an ninh với hệ thống Camera AI của các hãng Hikvision, Hanwa... hoàn toàn tự động
- Giải pháp nhà với công nghệ Wifi giá rẻ dành cho những căn hộ nhỏ tích hợp số ít lượng thiết bị
- Giải pháp tự động hóa cơ điện cho tòa nhà, cửa hàng, nhà kho, nhà xưởng...
Các thành viên liên kết cũng có kinh nghiệm trên 15 năm xây dựng và thi công giải pháp thông minh của các hãng khác nhau của Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... chúng tôi hiểu và nắm rõ ưu nhược điểm của từng giải pháp. Chúng tôi tự tin khi tư vấn giúp bạn các giải pháp phù hợp với mong muốn với chi phí tối ưu tránh lãng phí không cần thiết. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn và báo giá tốt nhất.